1. Bệnh nhân có vấn đề về tim mạch
Các động tác massage của ghế massage có thể tác động lên các huyệt đạo, làm tăng nhịp tim và huyết áp; co thắt các mạch máu dẫn đến đau tim cục bộ và tác động lên hệ thống dẫn truyền tim gây rối loạn nhịp tim. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bệnh nhân tim mạch có thể dùng ghế massage nhưng nên tránh các kỹ thuật xoa bóp mạnh và chế độ có cường độ cao.
- Xem thêm: Đối tượng nào nên sử dụng ghế massage?
2. Người bệnh bị thương, vết thương chưa lành hoặc vết bỏng sâu
Áp lực massage lên vùng bị thương có thể khiến vết thương sâu hơn hoặc lan rộng hơn. Điều này sẽ gây ra đau đớn và cản trở quá trình chữa lành vết thương. Vì thế bạn nên điều trị vết thương hồi phục hoàn toàn trước khi sử dụng ghế massage.
3. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối
Các động tác massage của ghế massage có thể tác động lên các cơ tử cung, gây co bóp tử cung. Điều này có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Các áp lực này cũng có thể gây chèn ép thai nhi và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Theo nghiên cứu sức khỏe, phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng ghế massage trong giai đoạn giữa thai kỳ (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7) và chỉ nên sử dụng ghế massage ở chế độ nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
- Xem thêm: Bà bầu có ngồi ghế massage được không?
4. Trẻ em nhỏ tuổi
Trẻ em thường do chưa đủ chiều cao tối thiểu, bé quá thấp hoặc quá nhỏ để vừa với ghế massage. Hơn nữa do nhỏ tuổi chưa phát triển đầy đủ về hệ xương khớp, hệ thần kinh nên động tác của ghế massage mạnh có thể gây tổn thương cho hệ xương khớp và hệ thần kinh của trẻ nhỏ.
5. Người cao tuổi
Người già thường có sức khỏe yếu, cơ thể dễ bị chấn thương nên lực của ghế massage dễ gây tổn thương cho họ. Tuy nhiên, người già vẫn có thể sử dụng ghế massage nhưng cần cài đặt cường độ hoạt động thấp, nhẹ nhàng.