1. Bàn chân có bao nhiêu huyệt đạo?
Bàn chân là bộ phận hội tụ nhiều nhóm huyệt đạo quan trọng ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể. Các huyệt đạo trên bàn chân được bố trí từ mu bàn chân, 2 bên và bên dưới bàn chân với. Chỉ riêng khu vực lòng bàn chân đã có tới hơn 300 huyệt đạo khác nhau.
Việc ghi nhớ huyệt đạo bàn chân cũng là một cách giúp ta phỏng đoán được những tình trạng bệnh trên cơ thể. Các chuyên gia về sức khỏe cho biết việc bấm huyệt bàn chân có rất nhiều lợi.
1.1 Sơ đồ huyệt đạo bàn chân
Sơ đồ huyệt đạo bàn chân phải - trái có tương ứng các bộ phận: mắt, gan, dạ dày, ruột, phổi, tim, lá lách,.... Dựa vào các vùng phản xạ lòng bàn chân, người ta xây dựng các quy trình bấm huyệt phù hợp. Bạn cần lưu ý 6 vùng huyệt quan trọng nhất của bàn chân:
Huyệt Dũng Tuyền
- - Vị trí của huyệt Dũng Tuyền: Nằm ở điểm thấp nhất ở giữa lòng bàn chân, nằm ở điểm trũng gan bàn chân 1/3 về phía trước.
- - Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như: trúng gió, đau đầu, mất ngủ, nâng cao chức năng thận, thải độc tố trong thận, giảm co rút cơ và chuột rút ở chân, hỗ trợ điều trị méo miệng, cấm khẩu do trúng gió.
Huyệt Nội Đình
- - Vị trí: Nằm giữa khớp ngón chân thứ 2 và thứ 3, là khe giữa gân duỗi của hai ngón chân và cơ duỗi ngắn của các ngón chân, nối thân và đầu sau xương đốt thứ nhất của ngón chân thứ 2.
- - Huyệt có tác dụng tích cực trong việc điều trị các bệnh sau: thông kinh lạc, tăng cường khả năng co bóp của dạ dày, giảm viêm ruột ở bệnh nhân bị tiêu chảy, thúc đẩy tuần hoàn máu, khử huyết ứ, thư giãn cơ thể, cải thiện chứng đau đầu, mất ngủ; chữa đầy bụng, liệt dây thần kinh số 7, chảy máu cam, sốt, cảm mạo…
Huyệt Bát Phong
- - Vị trí: Là khe giữa các gân duỗi của ngón chân với cơ gian cốt mu chân. Thần kinh vận động cơ do các nhánh dây thần kinh chày trước, chày sau tác động.
- - Bấm huyệt Bát phong có tác dụng giải phóng độc tố tích tụ trong cơ thể, giảm căng thẳng mệt mỏi cho người bệnh; Giúp điều trị các chứng bệnh về thấp khớp, viêm đốt ngón chân, cước chân.
Huyệt Thái Xung
- - Vị trí: Nằm ở mu bàn chân, là huyệt thứ của kinh Can, dùng ngón trỏ đo từ khe giữa các ngón chân cái, cách ngón chân cái bấm 2 thốn, là vị trí của huyệt này. Đây là huyệt quan trọng nhất của kinh Can, có phạm vi hoạt động rộng và có thể điều trị các bệnh khác nhau trên toàn cơ thể.
- - Hiệu quả của xoa bóp huyệt Thái Xung: tăng cường sức khỏe gan cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, cải thiện táo bón, vàng da, kén ăn… Cải thiện sức khỏe tinh thần, hỗ trợ giảm đau, giảm căng thẳng và lo lắng.
Huyệt Thương Khâu
- - Vị trí: Gần ở phần lõm phía dưới và phần trước của mắt cá chân, chỉ cần quan sát huyệt vị từ phía trên, sẽ thấy gân cơ chân sau, sát khe khớp gót chân.
- - Hỗ trợ điều trị ăn uống không tiêu, chứng đầy bụng, bệnh viêm ruột, táo bón, tiêu chảy và đau dạ dày… Ngoài ra còn có tác dụng bổ tỳ vị, giúp khí huyết lưu thông từ huyệt đến kinh lạc và ngược lại.
Huyệt Giải Khê
- - Vị trí: Ở điểm chính giữa của nếp gấp cổ chân, phần lõm giữa gân cơ duỗi của ngón chân và gân cơ duỗi dài của ngón cái.
- - Huyệt là một trong những huyệt gốc của kinh Thận, khi xoa bóp bấm huyệt này sẽ có những tác dụng sau: Bồi bổ nguyên khí cho thận, hỗ trợ sức khỏe cho người gặp vấn đề về hô hấp do suy thận, khắc phục tình trạng chóng mặt, cải thiện chứng đau lưng mãn tính, điều trị đau mắt cá hoặc đau gót chân.
Xem thêm:
Sơ đồ 14 huyệt đạo bàn tay, cách bấm và tác dụng chi tiết
1.2 Lợi ích khi bấm huyệt bàn chân
Các chuyên gia bấm huyệt cho biết lợi ích của bấm huyệt bàn chân là vô tận. Dưới đây là một số lợi ích của việc bấm huyệt bàn chân bạn có thể tham khảo:
- - Điều trị cảm lạnh: Bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch và thúc đẩy dẫn lưu bạch huyết, bấm huyệt có thể giúp bạn chống nhiễm trùng và khỏi bệnh nhanh hơn.
- - Giảm căng thẳng, mệt mỏi và đau đớn: Bằng cách kích thích hệ thần kinh và thúc đẩy thư giãn, bấm huyệt bàn chân có thể giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi đồng thời giảm đau khắp cơ thể.
- - Phòng ngừa chấn thương và giảm đau bệnh đa xơ cứng và hóa trị: Lợi ích của bấm huyệt bàn chân là cải thiện lưu thông máu, giảm viêm và giảm đau.
- - Kích thích các cơ quan nội tạng: Các huyệt đạo của bàn chân được kết nối với các cơ quan nội tạng khác nhau. Bằng cách tạo áp lực lên những khu vực này, các bác sĩ bấm huyệt có thể kích thích chức năng của các cơ quan tương ứng, thúc đẩy sức khỏe tổng thể tốt hơn.
- - Điều trị rối loạn chức năng gan, táo bón và kích ứng da: Bằng cách kích thích các vùng tương ứng của gan, ruột tại bàn chân, bấm huyệt bàn chân giúp chức năng gan ổn định hơn, kích thích cơ hoành giảm tình trạng táo bón, kích ứng da.
- - Giảm áp lực lên chân và bàn chân: Mang thai có thể khó khăn về mặt thể chất và nhiều phụ nữ cảm thấy khó chịu và đau ở chân và bàn chân. Bấm huyệt bàn chân là một cách an toàn và hiệu quả để giảm căng thẳng và đau nhức khi mang thai, đồng thời giúp bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn.
2. Hướng dẫn bấm huyệt bàn chân tại nhà
Bàn chân đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sức khỏe của bạn, chính vì vậy hãy thường xuyên chăm sóc bàn chân nhé! Hàng ngày đều đặn mát- xa sẽ giúp bàn chân được thả lỏng, thư giãn, các huyệt đạo được chăm sóc chuyên sâu, giảm thiểu tối đa các bệnh lý trong cơ thể. 3 bước tinh gọn để bạn mát- xa bàn chân:
- - Xoa tinh dầu quanh bàn chân sau đó giữ chặt bàn chân từ phía dưới rồi từ từ miết bàn tay từ phía cổ chân về hướng các ngón chân.
- - Kéo tay từ trên cổ chân xuống gót chân và dùng ngón cái vừa di chuyển theo vòng tròn vừa ấn nhẹ quanh mắt cá chân.
- - Bấm lòng bàn chân bằng ngón tay cái theo chiều hướng về ngón chân hoặc theo vòng tròn.
Bấm huyệt bàn chân chữa ho
- - Khi bị ho, hãy chú ý tìm huyệt Dũng Tuyền trên bàn chân. Cụ thể, co bàn chân, các ngón chân lại, phần lõm ngay 1/3 trước gan bàn chân là huyệt dũng tuyền. Sau đó, dùng lực ngón tay và bàn tay ấn, day, xoa bóp, làm nóng huyệt trong khoảng 15 phút mỗi bên.
- - Tối đa chỉ thực hiện 3 lần/ngày, tránh lạm dụng thành phản tác dụng. Đối với người ho mãn tính, có thể áp dụng chưa thực hiện 1 lần và tối trước khi đi ngủ 1 lần. Làm liên tục 5- 7 ngày là thuyên giảm các triệu chứng ho.
Bấm huyệt bàn chân chữa nóng trong, bốc hỏa
- - Tình trạng nóng trong, nổi mụn, bốc hỏa phổ biến với nhiều lứa tuổi. Trước khi đi ngủ 20 phút bạn nên sử dụng ngón tay cái từ từ với lực nhẹ bấm lên huyệt thái xung trong tầm 3- 4 phút, đến khi thấy hơi đau thì dừng lại.
- - Phương pháp này giúp cho bạn giúp bạn thải độc gan, loại bỏ được việc nóng trong người, hạ huyết áp, trị mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, chống đột quỵ,…
3. Những lưu ý khi thực hiện bấm huyệt bàn chân
Bạn nên hiểu đầy đủ cách sử dụng từng huyệt đạo trên bàn chân để tránh nhầm lẫn khi thực hiện và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Cần chú ý một số thông tin sau khi thực hiện bấm huyệt bàn chân:
- - Không thực hiện bấm huyệt bàn chân khi ăn no hoặc uống rượu.
- - Không bấm huyệt bàn chân nếu bộ phận này đang bị đau hoặc gặp chấn thương.
- - Sau khi kết thúc các buổi tập thể dục, hãy xoa bóp bấm huyệt vùng chân.
- - Bấm huyệt bàn chân trái trước, sau đó bấm huyệt bàn chân phải, hiệu quả sẽ tốt hơn.
- - Nếu người bệnh bị sốt, ung thư, viêm nhiễm cấp tính hoặc bà bầu thì không nên thực hiện xoa bóp bấm huyệt bàn chân.
- - Thực hiện xoa bóp chân nhẹ nhàng. Không dùng lực quá mạnh, vì sẽ gây đau đớn và khiến bệnh nhân khó đi lại
Gợi ý cho bạn một phương pháp massage chân hiệu quả và nhanh chóng không thua kém bất cứ phương pháp massage thủ công nào chính sử dụng ghế massage. Hiện nay, nhiều người rất ưa chuộng những loại thiết bị này bởi nó có nhiều tính năng hiện đại, trong đó có massage bấm huyệt bàn chân.
Hy vọng bài viết của Tokuyo đã tổng hợp cho bạn những thông tin cần thiết về các huyệt bàn chân cũng như phương pháp massage bấm huyệt bàn chân hiệu quả. Nếu quý khách hàng cần tư vấn thêm về các dòng ghế massage bấm huyệt bàn chân thì hãy liên hệ ngay với Tokuyo qua số hotline 0941919333 nhé!